Môi trường làm việc và sinh sống ngày càng ô nhiễm gây nên sự gia tăng về số người mắc bệnh tai mũi họng. Trong đó đặc biệt phải kể đến bệnh viêm tai giữa – thủ phạm gây nên tình trạng khiếm thính do bệnh kéo dài. Người bệnh có thể bị mất thính lực, viêm tai giữa có mủ hoặc thanh dịch nếu không kịp thời phát hiện và điều trị. Trong bài viết này, hãy nắm chắc những thông tin cần thiết liên quan đến bệnh viêm tai giữa để bảo vệ sức khỏe bạn nhé!
Nội dung chính của bài viết:
1. Viêm tai giữa là gì?
Viêm tai giữa là một nhóm bệnh liên quan tới tai giữa gây nên bởi những tổn thương, viêm nhiễm bên trong tai giữa. Nó có thể do các vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi phát triển trong tai hoặc bị tác động từ nhiều yếu tố bên ngoài môi trường.
Viêm tai giữa là căn bệnh xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nếu không có biện pháp điều trị thích hợp, bệnh có thể chuyển biến xấu gây nên tình trạng khiếm thính và ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ.
2. Viêm tai giữa cấp tính và mãn tính
Viêm tai giữa cấp tính:
quá trình viêm nhiễm dai dẳng ở tai giữa. Nó có thể là nguyên nhân gây nên tổn thương tai giữa và màng nhĩ. Nếu để tình trạng tổn thương kéo dài, dịch sẽ chảy liên tục làm thủng màng nhĩ. Viêm tai giữa cấp tính thường có các dạng: xung huyết, mủ, hoại tử, xuất tiết dịch thấm.
Viêm tai giữa mãn tính:
Tình trạng viêm nhiễm ở tai không chỉ ở khoang tai giữa mà nó còn lan đến nhiều nơi khác như sào bào, thượng nhĩ, xương chũm,… Các giai đoạn của bệnh viêm tai giữa mãn tính là viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy, viêm tai giữa mạn tính mủ, viêm tai giữa mạn tính hồi viêm.
3. Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa
Đối với từng đối tượng khác nhau sẽ có nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Thực tế là, có khá nhiều lý do để nấm và vi khuẩn có thể tấn công và phát triển gây viêm nhiễm cho tai nhưng đa phần là do vấn đề về chức năng vòi nhĩ, tắc vòi nhĩ.
Nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ em
Chủ yếu đối tượng mắc bệnh viêm tai giữa hầu hết là trẻ em. Bởi quá trình hình thành cấu trúc tai của chúng chưa được hoàn thiện cộng với hệ miễn dịch còn non nớt làm vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Ống thính giác của trẻ là tương đối ngắn, nhiều chất thải sẽ bị tắc tại đó và không thể thoát ra được gây nên viêm nhiễm tai giữa.
Bên cạnh đó, vì hệ miễn dịch còn yếu, trẻ dễ bị cảm lạnh và đó cũng là nguyên nhân khiến phần tai giữa nhiễm trùng.
Nguyên nhân gây viêm tai giữa ở người lớn
Bạn có nghĩ rằng dụng cụ lấy ráy tai cũng ảnh hưởng tới sức khỏe đôi tai?
Thực chất, khi các loại dụng cụ lấy ráy tai có tính chất quá cứng hoặc có độ nhọn không thích hợp, nếu không cẩn thận sẽ làm tai bị tổn thương. Nó tạo điều kiện lý tưởng để vi khuẩn, nấm xâm nhập vào tai và sinh sôi nảy nở gây viêm tai. Môi trường không khí ô nhiễm và yếu tố thời tiết cuối đông – đầu xuân cũng là ảnh hưởng tới sự hoạt động bình thường của tai. Vì vậy, hãy giữ ấm đôi tai để tránh được nguy cơ mắc bệnh nhé!
4. Viêm tai giữa có nguy hiểm tới sức khoẻ?
Tình trạng viêm tai giữa có thể tự khỏi nếu nhẹ nhưng nó sẽ diễn biến nặng hơn nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời. Khi đó, nó có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Thủng màng nhĩ, làm suy giảm thính lực: Nếu bệnh tái phát lại nhiều lần, dẫn đến màng nhĩ sẽ bị thủng, xơ cứng tai giữa hoặc có thể gây suy giảm thính lực. Nếu dùng thuốc không đúng có thể làm suy giảm các chức năng của dây thần kinh trong tai khiến việc điều trị càng khó hơn.
- Biến chứng viêm màng não: Trong trường hợp nguy hiểm, viêm tai giữa gây nên biến chứng nội sọ như: viêm não, viêm màng não,gián đoạn chuỗi xương con, áp xe não, liệt thần kinh mặt.
Không nên chủ quan hay coi thường những biểu hiện liên quan đến các bệnh lý về tai, nhất là đối với trẻ em. Cha mẹ nên để ý và đưa con đi chữa trị nếu có bất cứ dấu hiệu nào liên quan đến viêm tai giữa.
5. Cách phòng ngừa và điều trị bệnh viêm tai giữa
Cách phòng tránh hiệu quả
Bạn nên rèn luyện thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, vệ sinh tai bằng các dụng cụ mềm và thao tác nhẹ nhàng để tránh tổn thương cho tai. Nếu bạn đang mắc bệnh liên quan đến tai mũi họng hoặc đường hô hấp, nên đi khám và điều trị dứt điểm để vi khuẩn không có nguy cơ xâm nhập gây viêm tai giữa.
Phương pháp điều trị
Tùy theo tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị phù hợp. Việc điều trị viêm tai giữa nhằm phục hồi thính lực và ngăn chặn sự phát triển của các bệnh mãn tính không phục hồi như xơ nhĩ, viêm tai dính, xẹp nhĩ,…
Điều trị nội khoa và sử dụng các loại thuốc thường dùng để điều trị gồm các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống phù nề, kháng histamin, corticoid, bơm hơi vòi nhĩ.
Điều trị ngoại khoa, người bệnh sẽ được cắt amidan (khi viêm amidan tái đi tái lại), nạo VA, đặt ống thông khí.
Có thể nói, viêm tai giữa là một bệnh ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng nghe của người bệnh nếu không điều trị dứt điểm. Vì vậy, để bảo vệ sức khoẻ, hãy lắng nghe cơ thể và kịp thời chữa trị để tránh các biến chứng nguy hiểm nhé! Mong rằng bài viết của VIETFFP hôm nay, cung cấp đến bạn những thông tin bổ ích về căn bệnh viêm tai giữa này.
Tôi cần tư vấn
Bài viết đầy đủ thông tin
Tư vấn giúp mình nhé
Mình cần tư vấn ạ
Mình cần tư vấn
Tư vấn cho tôi nhé
Mình cần tư vấn
Tư vấn cho mình nhé