Ung thư dạ dày là bệnh lý ác tính, có tỷ lệ tử vong của người bệnh rất cao nếu phát hiện ở giai đoạn muộn. Do đó, việc tìm hiểu rõ về căn bệnh này sẽ giúp chúng ta phát hiện sớm, điều trị kịp thời và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Hãy cùng gia công thực phẩm chức năng Vietffp tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ung thư dạ dày là bệnh gì?

Ung thư dạ dày là sự tăng sinh mất kiểm soát của các tế bào ở trong khu vực dạ dày, dẫn đến hình thành các khối u của tế bào dạ dày.  Ung thư có thể xâm lấn các cơ quan lân cận hoặc đi xa tùy theo giai đoạn. Bệnh có tỷ lệ đứng thứ 4 ở nữ và thứ 3 ở nam giới trong số các bệnh lý ung thư phổ biến trên thị trường hiện nay. 

Bệnh thường tiến triển thầm lặng và không có biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn sớm. Chỉ khi có biểu hiện trầm trọng mới đi khám và phát hiện ra ung thư thì khả năng kéo dài sự sống là rất thấp và nguy cơ tử vong rất cao.

Ung thư dạ dày là gì?
Ung thư dạ dày là gì?

Các giai đoạn bệnh

Ung thư dạ dày phát triển qua 5 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 0: Trong giai đoạn này, tế bào ung thư chưa xâm lấn mà vẫn còn khu trú ở niêm mạc dạ dày.
  • Giai đoạn 1: Các tế bào ung thư chưa lan ra các cơ quan khác nhưng đã xâm lấn vào lớp niêm mạc thứ hai của dạ dày.
  • Giai đoạn 2: Người bệnh có những biểu hiện rõ rệt như buồn nôn, đau bụng. Khi đó, tế bào ung thư đã bắt đầu xâm lấn.
  • Giai đoạn 3: Sự xuất hiện của tế bào ung thư ở các cơ quan khác và hạch bạch huyết.
  • Giai đoạn 4: Giai đoạn này còn gọi là giai đoạn cuối, tế bào ung thư đã xuất hiện ở nhiều cơ quan trong cơ thể. Khi đó, người bệnh suy kiệt nhanh chóng và nguy cơ tử vong rất cao.

Nguyên nhân mắc bệnh

Ung thư dạ dày đến nay chưa có tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh. Thế nhưng, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những yếu tố dưới đây làm tăng nguy cơ ung thư, bao gồm:

  • Nhiễm vi khuẩn HP dạ dày.
  • Viêm dạ dày mãn tính dẫn đến tổn thương tiền ung thư do không điều trị dứt điểm.
  • Những người thừa cân, béo phì.
  • Do thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống không lành mạnh.
  • Người có nhóm máu A có khả năng mắc ung thư cao hơn so với các nhóm máu khác
  • Tiền sử phẫu thuật dạ dày.
  • Yếu tố di truyền.

Dấu hiệu của ung thư dạ dày

Những bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu điển hình. Tuy nhiên, khi bệnh đã đến giai đoạn phát triển thì sẽ có những biểu hiện sau:

  • Ợ hơi liên tục, nhất là sau khi ăn đồ cay nóng, sau ăn no.
  • Đau bụng thượng vị là dấu hiệu điển hình của nhiều bệnh, trong đó có ung thư dạ dày.
  • Nôn và buồn nôn, kèm theo cảm giác ợ nóng, ợ chua và chán ăn.
  • Gầy, sút cân không rõ nguyên nhân mặc dù chế độ ăn uống, sinh hoạt vẫn bình thường.
  • Nuốt nghẹn trong trường hợp tế bào ung thư xuất hiện ở vùng tâm vị.
  • Đi ngoài phân đen hoặc nôn ra máu là biểu hiện của xuất huyết tiêu hóa do sự xuất hiện và chèn ép của tế bào ung thư.
Dấu hiệu của ung thư dạ dày
Dấu hiệu của ung thư dạ dày

Những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh?

Những đối tượng sau có nguy cơ cao mắc bệnh nên cần sớm tầm soát ung thư dạ dày để có phác đồ điều trị từ sớm, bao gồm:

  • Trong gia đình có người thân thuộc mối quan hệ cận huyết thống bị mắc ung thư như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột.
  • Những người từ 50 tuổi trở lên.
  • Người đã từng phẫu thuật bệnh lý liên quan đến dạ dày.
  • Người thường xuyên ăn đồ nướng, đồ muối.
  • Người bị bệnh lý dạ dày kéo dài.
  • Người hay có biểu hiện ợ hơi, ợ nóng, đau bụng…

Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh là gì?

Ung thư dạ dày nếu phát hiện ở giai đoạn sớm thì việc điều trị sẽ đơn giản hơn so với khi tế bào ung thư đã xâm lấn. Do đó, khi có biểu hiện bất thường, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Chẩn đoán bệnh

Có rất nhiều phương pháp để chẩn đoán ung thư dạ dày. Vì thế, sau khi thăm khám lâm sàng, nếu có nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác như: 

  • Siêu âm nội soi dạ dày.
  • Nội soi dạ dày bằng ống mềm có sinh thiết.
  • Siêu âm ổ bụng.
  • Chụp cắt lớp vi tính.
  • Xét nghiệm chỉ điểm ung thư: CA 72-4, CEA, CA19-9.

Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày

Tùy từng giai đoạn của bệnh mà phác đồ điều trị sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, có một số phương pháp điều trị ung thư thường dùng hiện nay, đó là:

  • Phẫu thuật cắt bỏ.
  • Xạ trị.
  • Hóa trị.
  • Điều trị miễn dịch.
  • Điều trị đích.
Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày
Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày

Cách phòng tránh bệnh như thế nào?

Để phòng ngừa bệnh ung thư dạ dày, mọi người cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Khi bị nhiễm HP dạ dày hay mắc bệnh viêm loét dạ dày cần điều trị dứt điểm, tránh để bệnh dai dẳng.
  • Không uống rượu bia và hút thuốc lá, vì vấn đề này ảnh hưởng rất nhiều đến sứ khỏe
  • Tập cho mình lối sống lành mạnh: Ăn chín, uống sôi, bổ sung nhiều rau củ quả.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe và kết hợp bổ sung nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng – 1 năm/ lần để phát hiện bệnh và có phác đồ điều trị kịp thời.

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu những thông tin chi tiết về bệnh ung thư dạ dày. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý nguy hiểm này để có biện pháp phòng tránh hiệu quả.

4.6/5 - (17 bình chọn)
share via zalo

30 thoughts on “Ung thư dạ dày là gì và những thông tin cần biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.