Thoát vị đĩa đệm ngày càng trở nên phổ biến, tác động đến cả nam và nữ, phổ biến nhất là từ 30-50 tuổi. Vậy thoát vị đĩa đệm là gì, triệu chứng và cách chữa trị tình trạng này như thế nào? Tất cả sẽ được tổng hợp thông qua những nội dung sau.
Nội dung chính của bài viết:
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Bệnh thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm giữa các đốt sống thoát ra khỏi vị trí ban đầu. Do vòng sợi bao quanh phía ngoài đĩa đệm có tình trạng bị rách. Khi đó, nhân nhầy trong đĩa đệm sẽ từ vị trí rách tràn ra bên ngoài.
Các nhân nhầy có thể chèn ép vào các ống sống hoặc các rễ thần kinh sống gây thương tổn nhất định. Mức độ của các tổn thương này được biểu hiện bằng các cơn đau. Các vị trí đau thường nằm ở các đốt sống cổ hoặc các đốt sống vùng thắt lưng.
Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng hay gặp nhất là ở vùng thắt lưng. Trong trường hợp này sẽ gây ra chứng đau thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm đè ép vào rễ dây thần kinh tọa. Sẽ gây chứng đau thắt lưng và đau lan xuống chân (còn gọi là đau thần kinh tọa). Thoát vị ở vùng cột sống cổ, sẽ gây đau cổ và gáy. Nếu kết hợp ép rễ thần kinh cánh tay sẽ gây đau cổ, vai và tay cùng bên bị chèn ép.
Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm
- Đau nhức tay hoặc chân: Bệnh nhân có những cơn đau đột ngột ở vùng cổ, thắt lưng, vai gáy, cổ và chân tay khi mắc bệnh. Sau đó lan ra vùng vai gáy, chân tay. Tính chất đau có thể âm ỉ vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng. Hoặc rất dữ dội, đau nặng hơn khi vận động, đi lại, giảm đi khi nghỉ một chỗ.
- Triệu chứng tê bì tay chân: Nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài sẽ chèn ép rễ thần kinh gây đau nhức. Tê bì vùng thắt lưng, vùng cổ sau đó dần dần phát triển xuống mông, đùi, bẹn chân và gót chân. Lúc này người bệnh sẽ bị rối loạn cảm giác, luôn thấy mình như bị kiến bò trong người,…
- Yếu cơ, bại liệt: xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn nặng, thường sau một thời gian dài mới phát hiện được. Giai đoạn này người bệnh khó có thể đi lại vận động, dần dần dẫn tới teo hai chân, teo cơ, liệt các chi phải ngồi xe lăn.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm
Các yếu tố gây ra tình trạng đĩa đệm bị thoát vị phổ biến nhất phải kể đến các nguyên nhân như:
- Do lão hóa: Tuổi càng cao thì đĩa đệm càng dễ bị bào mòn mạnh. Khiến nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí ban đầu gây thoát vị. Quá trình lão hóa này thường diễn ra ở độ tuổi 40 trở đi.
- Do sinh hoạt không khoa học: Thói quen sinh hoạt không khoa học như ngồi, đứng quá lâu 1 chỗ, ngủ không đúng tư thế… cũng sẽ khiến cột sống tổn thương.
- Do mang thai: Quá trình mang thai sẽ làm tăng áp lực đến cột sống. Điều này gây tổn thương sụn khớp và tạo điều kiện để bệnh xuất hiện.
- Do đặc thù công việc: Một số nghề nghiệp đòi hỏi cột sống phải vận động nhiều như lái xe, vận động viên, công nhân,… Cũng là một nguyên nhân.
- Do chấn thương: Tai nạn giao thông, ngã cầu thang… gây ra chấn thương cũng là nguyên nhân khiến vùng cột sống dễ bị tổn thương, thoái hóa.
- Một số nguyên nhân khác: Một số nguyên nhân gây thoát vị khác bao gồm: Chế độ dinh dưỡng thiếu Canxi, béo phì, lười vận động…
Các biện pháp chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm
Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ căng cứng của vùng lưng. Hoặc thực hiện thêm một số xét nghiệm dưới đây để chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm:
Chẩn đoán hình ảnh
Chụp X quang, chụp CT, chụp MRI, chụp cản quang. Là các phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp cung cấp những thông tin có giá trị. Phục vụ việc kết luận chính xác tình trạng thoát vị của bệnh nhân.
Kiểm tra thần kinh
Phương pháp kiểm tra thần kinh, đo điện cơ giúp xác định mức độ lan truyền của xung thần kinh dọc sống lưng. Phương pháp này giúp xác định được phần dây thần kinh bị tổn hại để có thể chẩn đoán tình trạng bệnh một cách chính xác.
Các biện pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm
Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc là cách giúp bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cải thiện tình trạng và thoát khỏi những cơn đau. Bệnh nhân cần tuân thủ kế hoạch luyện tập và dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Các nhóm thuốc thường được sử dụng bao gồm thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, corticoid hoặc thuốc đường tiêm. Nếu các biện pháp dùng thuốc không giải quyết được tình trạng bệnh. Bác sĩ có thể cân nhắc tới biện pháp vật lý trị liệu.
Một số liệu pháp thay thế uống thuốc
- Kéo nắn xương khớp
- Châm cứu
- Massage
- Luyện tập Yoga
Có chế độ sinh hoạt phù hợp trong quá trình điều trị
Trong thời gian điều trị thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên hạn chế các hoạt động mạnh, nghỉ ngơi đúng cách, tập thể dục nhẹ nhàng. Theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế.
Đi khám ngay nếu thấy các triệu chứng nặng hơn như: tê liệt ở chân, đau tê vùng bàn tọa, khó tiểu hoặc khó đại tiện. Hoặc bị yếu đột ngột ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đặc biệt là chân.
Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cũng cần tránh nằm quá nhiều. Cần dành thời gian nghỉ ngơi kết hợp với việc thực hiện vận động nhẹ. Như đi lại, làm việc nhà để tránh bị cứng khớp.
Lời kết
Bên cạnh việc luyện tập, thay đổi thói quen sinh hoạt và thực hiện liệu trình theo hướng dẫn của bác sĩ,. Nhiều bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đã sử dụng thêm sản phẩm thực phẩm chức năng để cải thiện tình trạng bệnh của mình.
Là công ty giàu kinh nghiệm trong việc sản xuất, gia công thực phẩm chức năng. Công ty VIETFFP luôn sẵn sàng hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm hỗ trợ cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm. Nếu cần thêm thông tin chi tiết, hãy truy cập Website https://www.giacongviennangmem.com để được hỗ trợ.
Cần tư vấn
thực phầm chức năng có hỗ trợ điều trị bệnh này không
Tôi cần tư vấn
Bệnh này thật sự rất khổ biến, không biết bệnh có chữa hết được hoàn toàn không
Tôi cần tư vấn ạ
Tư vấn cho mình nhé
Tôi muốn gia công viên uống xương khớp
Mình cần tư vấn
Tư vấn cho tôi nhé
Tư vấn cho tôi nhé
Mình cần tư vấn
Tư vấn cho mình nhé
Tư vấn cho tôi nhé