Ngưu tất hay còn có tên gọi quen thuộc là cỏ xước. Là loại dược liệu từ xa xưa đã được sử dụng để điều trị đau nhức xương khớp cho người cao tuổi. Tuy nhiên, dược liệu còn có nhiều công dụng chữa bệnh khác vô cùng hiệu quả được truyền lại từ xưa. Vậy ngưu tất có tác dụng gì? Cách dùng như thế nào? Hiệu quả chữa bệnh ra sao? Hãy cùng gia công thực phẩm chức năng VIETFFP tìm hiểu về ngưu tát nhé!

Mô tả đặc điểm ngưu tất

Ngưu tất
Ngưu tất

Ngưu tất là gì?

Dược liệu ngưu tất có tên khoa học là Achyranthes bidentata Blume, thuộc họ dền. Dược liệu với nhiều tên gọi khác nhau như cỏ xước, xuyên ngưu tất, hoài ngưu tất, cỏ xước hai răng, bách bội, ngưu tịch,…

Ngưu tất là loại cây thân thảo sống lâu năm, có chiều cao khoảng 70 – 120cm. Thân cây mảnh mọc thẳng, có 4 cạnh chia làm nhiều đốt, thân hơi vuông, phình lên ở những đốt, có màu nâu tía hoặc màu lục, cành thường hướng lên trên. Lá mọc đối xứng nhau, phiến lá hình trứng, có đầu nhọn, gốc thuôn hẹp, cuống dài, mép nguyên. Hai mặt lá nhẵn, gân lá thường có màu nâu tía, mép nguyên đôi khi uốn lượn, cuống lá dài 1 – 1,5 cm. Dọc thân lá có hình gai.

Hoa mọc thành cụm ở kẽ lá hoặc ở đầu cành. Hoa mọc hướng lên nhưng khi biến thành quả sẽ mọc quặp trở xuống. Hoa ở nách những lá bắc, lá bắc dài 3mm, lá đài 5 gần bằng nhau. Lá bắc nhọn thành gai nên rất dễ bám vào quần áo khi vướng phải. Rễ củ có hình trụ dài tương đối thẳng kèm nhiều rễ phụ to, bên ngoài hơi nhăn nheo, có màu vàng tro, vị hơi ngọt.

Quả có hình bầu dục, bóc vỏ ra sẽ thấy có hạt có hình trụ bên trong.

Dược liệu thường ra hoa vào tháng 5 – 9 và cho quả vào tháng 10 – 11.

Phân biệt

Dược liệu ngưu tất là loại cỏ xước nên thường người ta hay nhầm với loại cây cỏ xước Achyranthes aspera L. Đây là loại cỏ có thân hơi vuông, mảnh, thường chỉ cao khoảng 1 m và có khi len tới 2m. Lá mọc đối xứng nhau, phiến lá hình trứng, mép nguyê, đầu nhọn, có cuống, dài 5 – 12cm, rộng 2 – 4cm. hoa mọc thành cụm ở kẽ lá hoặ ở đầu cành. Hiện loại cây này cũng đang được di thực vào nước ta, chúng có rễ to hơn loại cỏ xước mọc hoang ở nước ta. Loại cỏ xước ở nước ta có thể dùng làm ngưu tất được, chỉ cần đào lấy rễ đem về rửa sạch rồi đem phơi hoặc sấy khô.

Nhìn bên ngoài, cỏ xước không mượt mà xanh tốt như ngưu tất, vì ngưu tất là cây trồng nên được chăm sóc tốt hơn. Sự khác biệt rõ nhất giữa ngưu tấ và cỏ xước là phiến là của ngưu tất có tù hơn to hơn, còn lá cỏ xước nhọn và gầy hơn. Nhưng chỉ cần nhổ lên xem rễ là cách phân biệt nhanh nhất. Đối với ngưu tất sẽ có ít rễ con hơn, dài như chiếc đũa, rễ cái nạc. Đối với cỏ xước có rất nhiều rễ con và rễ cái bị hóa gỗ.

Khu vực phân bố

Ngưu tất là loài cây ưa ẩm và ưa sáng, thường mọc nhiều ở cạnh bờ suối, bìa rừng, khu vực có nhiều bụi cây. Cây dễ dàng thích nghi, sinh trưởng và phát triển mạnh ở nơi có cát phủ, hơi có tính axit và có điều kiện thổ nhưỡng màu mỡ. Cây có hoa và quả nhiều hàng năm, cây có thể tái sinh tự nhiên chủ yếu nhờ hạt. Dược liệu có thể trồng cả ở những khu vực miền núi, trung du hay ở đồng bằng.

Dược liệu có nguồn gốc ở Nhật Bản và vùng Đông Bắc Trung Quốc. Dược liệu được thuần hóa và được trồng từ lâu đời cho đến nay. Là loài cây di thực vào nước ta, lúc đầu cây được trồng ở Sapa, sau đó chuyển sang khu vực Sin Hồ thuộc Lai Châu sau đó về trại thuốc Tam đảo ở vĩnh Phúc và trại thuốc Văn Điển ở Hà Nội. Cách đây 30 năm, cây được trồng dưới dạng sản xuất dược liệu ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và vùng ngoại thành Hà Nội. Có thể nói đây là cây thuốc có nguồn gốc ôn đới, qua quá trình di thực cây được trồng nhiều và trồng thành công ở khu vực vùng đồng bằng nơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Qua đó cho thấy, đây là loại dược liệu có biến độ sinh thái tương đối rộng mặc dù thời vụ trồng chủ yếu ở thời kỳ nhiệt độ thấp hàng năm.

Thu hoạch và chế biến

Người ta thường lấy rễ cây dùng làm thuốc. Dược liệu được thu hái vào thời gian tháng 1 -2 ở vùng núi hoặc tháng 3 – 4 ở đồng bằng khi thân lá đã khô héo. Đây là thời điểm thích hợp do còn tùy thuộc vào thời điểm, thời điểm này là thời điểm rễ cây đã co lại. Người ta đào lấy rễ (tránh làm hư hại bộ rễ), cắt bỏ phần trên và phần rễ con, loại bỏ đất cát. Sau đó buộc dược liệu thành từng bó rồi đem phơi khô cho đến khi lớp vỏ bên ngoài héo và quắt lại. Tiếp đó đem xông 2 lần với lưu quỳnh để làm mềm dược liệu, tiếp tục cắt phần đầu rễ và đem phơi cho đến khi khô hẳn rồi cắt thành từng lát mỏng. Đối với dược liệu có rễ to, dài và dẻo sẽ có giá trị cao hơn.

Ngoài ra, dược liệu còn được sử dụng ở dạng tươi, tẩm rượu hoặc muối đem phơi nắng hoặc sấy khô.

Thành phần hóa học

Theo nghiên cứu cho thấy trong rễ ngưu tất có chứa khoảng 4,04% saponin (sau khi qua nước sẽ thủy phân thành 0,096% acid oleanolic và đường). Ngoài ra trong dược liệu còn chứa các hoạt chất khác như genin là oleanoic, inokosteron, muối kali, glucoza, các sterol ecdysterol, arginine, hợp chất coumarins, 12 loại amino acid, các nguyên tố vi lượng đồng, sắt,….

Tác dụng dược lý

Trong Đông y

Trong y học cổ truyền, do dược liệu có vị ngọt, chua, đắng, tính bình nên được quy vào kinh Can, Thận. Dược liệu ngưu tất có tác dụng, điều kinh, hoạt huyết, , tăng cường gân cốt, lợi niệu thông lâm, bổ can thận. Ngoài ra, ngưu tất còn được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh đau bụng kinh, phong hàn tê thấp, bế kinh, đau lưng mỏi gối,…

Trong y học hiện đại

Theo những nghiên cứu dược liệu trên ngưu tất cho thấy:

  • Tác dụng đối với tử cung: Với chiết xuất dược liệu dạng cao lỏng được thí nhiệm trên chuột bạch (có chửa hoặc không) có tác dụng làm dịu sức căng của tử cung. Dạng cao lỏng còn có tác dụng co bóp tử cung ở mèo không chửa và co bóp mạnh ở mèo có chửa. Ngoài ra, có tác dụng co bóp tử cung đối với thỏ (có chửa hoặc không). Đối với chó có tác dụng co bóp tử cung không bình thường cũng không ổn định. Ban đầu co bóp mạnh sau đó dịu lại.Dùng dược liệu tại chỗ gây giãn xương cổ ở phụ nữ.
  • Đối với tim mạch: Dù ở dạng chiết acol hay dạng nước sắc trên thí nghiệm ở chó, mèo và thỏ có tác dụng ức chế sự giãn mạch của tim và ngoại vi, giảm huyết áp.
  • Tác dụng giảm đau: Chích dịch chiết xuất từ dược liệu vào bụng chuột nhắt sẽ gây ra trạng thái bong gân nhân tạo, nhưng tác dụng giảm đau yếu hơn Morphin
  • Đối với vị trường: nước sắc từ dược liệu có tác dụng ức chế nhu động ruột của chuột nhưng lại làm tăng co bóp ruột ở heo. Nếu chích dịch vào tĩnh mạch thỏ và chó sẽ làm tăng co bóp dạ dày nhất thời.
  • Nước sắc dược liệu có tác dụng thúc đẩy quá trình tổng hợp protein, còn dịch chiết có tác dụng ức chế tim ếch cô lập, hạ huyết áp, hưng phấn tử cung (có thai hoặc không), làm giãn tĩnh mạch. Thuốc có tác dụng hạ đường huyết, Iwoin tiểu, hạ cholesterol máu, cải thiện chức năng gan.

Công dụng và liều dùng

Ngưu tất có tác dụng gì?

  • Điều trị đa viêm khớp dạng thấp
  • Chữa rong kinh, bế kinh
  • Chữa bệnh cao huyết áp
  • Điều trị rối loạn tiền mãn kinh
  • Điều trị phong thấp, teo cơ, đột quỵ
  • Chữa viêm mũi dị ứng
  • Điều trị đau nhức xương khớp
  • Mạnh gân xương, bổ thận tráng dương
  • Điều trị xơ vữa động mạch
  • Huyết áp cao
  • Nhồi máu cơ tim
  • Cholesterol cao
  • Viêm gan, viêm thận, viêm bàng quang
  • Điều trị rối loạn tiền đình, đau đầu, khó ngủ,…

Những bài thuốc chữa bệnh từ ngưu tất

Điều trị bí tiểu ở người già

Chuẩn bị ngưu tất, xa tiền tử, hoài sơn, thục địa mỗi dược liệu 12g; phụ tử chế, trạch tả, sơn thù, phục linh, đan bì mỗi dược liệu 8g và 4g nhục quế. Đem tất cả dược liệu sắc uống trong ngày, ngày dùng duy nhất 1 thang.

Điều trị bế kinh

Đối với trường hợp bị ứ trệ: Lấy 12g ngưu tất; Đào nhân, tạo giác thích, uất kim, hương phụ mỗi dược liệu 8g; 16g ích mẫu. Đem sắc uống trong ngày.

Đối với trường hợp huyết bị giảm sút: Lấy 12g ngưu tất; Ý dĩ, ích mẫu, hoài sơn mỗi dược liệu 16g; Kỷ tử, bạch truật, hà thủ ô, kế huyết đằng, thục địa mỗi dược liệu 12g và 20g đảng sâm đem sắc uống.

Điều trị thấp khớp, phong thấp

Lấy 12g ngưu tất, 16g thổ phục linh, 16g hy thiêm và 19g lá lốt. Đem bào chế thành dạng viên, ngày uống 10 – 15g, ngày 3 lần.

Hoặc lấy 10g ngưu tất, 16g cà gai, 16g cỏ xước, 16g lá lốt, 20g cành dâu. Đem dược liệu sao qua rồi sắc nước uống. Ngày uống 1 thang, uống liên tục 3 – 5 thang. Để đạt hiệu quả cao và tốt nhất ta có thể nấu cành lá lốt với lạc rồi ăn trong 7 ngày.

Hoặc ta lấy 12g ngưu tất, 10g ích mẫu, 10g ké đầu ngựa, 10g hương phụ, 15g hy thiêm, 15g cà gai leo, 20g thổ phục linh đem sắc kỹ và uống trong ngày.

Hoặc lấy 10g ngưu tất, 15g lá lốt, 15g ké đầu ngựa, 15g vòi voi  làm thành dạng viên mỗi lần uống 10 – 15g

Điều trị chảy máu cam

Lấy ngưu tất, huyết sư, tiên hạc thảo liều lượng bằng nhau. Đem tất cả dược liệu tán nhuyễn thành bột mịn, trộn đều. Mỗi lần uống khoảng 10g, ngày uống 3 lần, uống liên tục trong vòng 10 ngày sẽ có hiệu quả rõ rệt.

Điều trị dính ruột sau mổ

Lấy ngưu tất và mộc qua  mỗi dược liệu 50g đem ngâm với 0,5 lít rượu trắng trong 1 tuần. Sau đó mỗi ngày uống 15ml, uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Lưu ý khi sử dụng ngưu tất

Đối với những trường hợp sau nên tuyệt đối kiêng kỵ và không được dùng ngưu tất:

  • Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong thời kỳ kinh nguyệt không hoặc bị băng huyết ra nhiều máu không nên dùng
  • Với nam giới bị di tinh, mộng tinh, hoạt tinh không nên sử dụng vì có thể làm cho tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn
  • Ngưu tất kỵ với thịt trâu
  • Các trường hợp bị tiêu chảy do tỳ hư nên kiêng kỵ dùng dược liệu

Trong quá trình sử dụng ngưu tất nếu có bất cứ triệu chứng bất thường nào hãy ngưng dùng ngay và đến gặp ngay chuyên gia bác sĩ để được thăm khám điều trị kịp thời.

Không tự ý kết hợp ngưu tất với các dược liệu khác, không dùng đối với những người bị dị ứng và mẫn cảm với các thành phần trong ngưu tất

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn để được tư vấn liều dùng để đạt được hiệu quả tốt nhất

4.7/5 - (15 bình chọn)
share via zalo

37 thoughts on “Ngưu tất có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.