Ngải diệp hay còn có cái tên thường gọi quen thuộc là cây ngải cứu. Cây rất thông dụng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta bởi vì chúng dễ ăn mà cũng dễ tìm. Tuy nhiên ngải cứu có tác dụng gì? Hãy cùng gia công thực phẩm chức năng Vietffp  tìm hiểu về ngải diệp nhé!

Mô tả đặc điểm ngải diệp

Ngải diệp
Ngải diệp

Ngải diệp là gì?

Ngải diệp vừa là loại rau lại vừa là vị thuốc quen thuộc được trồng nhiều trong vườn của nhiều gia đình Việt. Với cách sử dụng đơn giản, chi phí thấp mà đạt được hiệu quả tốt.

Ngải diệp thuộc họ cúc, có tên khoa học là Artemisia vulgaris L. Cây có nhiều tên gọi khác nhau như ngải cứu, hỏa ngải, thuốc cứu, y thảo, kỳ ngải diệp, ngải nhung, điềm ngải, bán nhung, trần ngải nhung, kỳ ngải thán,…

Ngải diệp là loại cây than thảo sống lâu năm, cao khoảng 0,4 – 1m. Thân khỏe, thân cây có nhiều cành non mọc sum suê, có rãnh và lông nhỏ. Lá mọc so le nhau, không có cuống, phiến lá rộng xẻ lông chim. Mặt trên lá nhẵn có màu xanh thẫm phủ ít lông tơ, mặt dưới có màu nhạt hơn mặt trên do phủ nhiều lông hơn. Các lá ở phần ngọn có kích thước nhỏ, thường không xẻ. Lá có chứa tinh dầu nên khi vò có mùi thơm đặc biệt.

Hoa mọc thành cụm ở đầu cành hoặc ở ngọn thân, thành chùm kép mang nhiều đầu nhỏ, gồm nhiều hoa hình ống, hoa có màu vàng lục nhạt. Tổng bao gồm những lá bắc nguyên giống những vảy có lông.

Quả bế nhỏ, thuôn dài, nhẵn và không có lông.

Khu vực phân bố

Cây ngải diệp được tìm thấy chủ yếu ở các nước thuộc khu vực Châu Á, Bắc Phi, Bắc Mỹ, Châu Âu, Alaska. Hiện nay cây được trông và trở nên hoang dại ở Ấn Độ, Nam Á, Đông Nam Á, Indonesia, Thái Lan, Lào, Pakistan, Trung Quốc,…

Cây thích hợp với khí hậu nhiệt đới, có mưa nhiều và  nơi nóng ẩm. Ngoài việc sử dụng làm món ăn ngải diệp còn được dùng điều trị một số bệnh. Cây dễ trồng bằng cách giâm cành hoặc ra cây con, cây không cần chăm sóc nhiều, rất dễ sống.

Ở Việt Nam, cây được trồng lâu đời từ Bắc vào Nam và cũng được xem là cây thuốc nam phổ biến ở nước ta.

Thu hoạch và chế biến

Toàn bộ bộ phận của cây ngải diệp (chỉ bỏ đi phần rễ)  đều được dùng làm thuốc.

Dược liệu thường được thu hoạch vào tháng 6 và và đầu hoặc giữa tháng 5 âm lịch. Dược liệu sau khi hái xong sẽ cắt bỏ rễ sau đó rửa sạch, cắt nhỏ rồi đêm phơi khô (dược liệu có thể dùng tươi hoặc đem phơi khô để dùng dần). Nếu dùng làm mồi trong châm cứu thì đem phơi khô rồi tán nhỏ, rây lấy phần lông trắng.

Người ta thường bào chế ngải cứu bằng các phương pháp sau:

  • Nếu dùng tươi thì đem rửa sạch, để ráo rồi giã nát vắt lấy nước uống
  • Đem ngải cứu rửa sạch, cắt ngắn rồi phơi khô để dành dùng dần
  • Dược liệu đem phơi khô hòa toàn rồi loại bỏ gân xanh, cho thêm ít bột lưu hoàng vào dùng để châm cứu hoặc cho thêm ít bột gạo vào tán nhuyễn để uống.

Ngải diệp khô để càng lâu hiệu quả sử dụng sẽ càng tốt. Chỉ cần bảo quản dược liệu nơi khô thoáng và ở nhiệt độ phòng là được.

Thành phần hóa học

Theo nghiên cứu cho thấy trong lá ngải diệp chứa tinh dầu, trong đó chủ yếu là a – thuyon và Cineol. Ngoài ra, trong dược liệu còn chứa các hoạt chất khác như tanin, tetradecatrilin, một ít adenin, arachyl alcol, tricosanol,… Cả cây có chứa tinh dầu, thành phần chủ yếu là  α-thuyon, adenin, cholin, cineol, tricosanol, tetradecatrilin, dehydro matricaria este,…

Tác dụng dược lý

Trong Đông y

Dược hơi cay, có vị đắng, hơi ấm nên được quy vào kinh can, phế, tỳ, thận. Dược liệu có tác dụng làm giảm đau, kháng khuẩn, cầm máu, an thần, lợi mật,… Đồng thời, theo kinh nghiệm từ những thầy thuốc ngày xưa dược liệu có tác dụng chữa chướng bụng, đầy hơi, đại tiện ra máu, kinh nguyệt không đều, tiêu chảy, táo bón,…

Dược liệu được sử dụng với nhiều phương pháp khác nhau, tùy vào mục đích cần swrdungj dược liệu, có thể dùng tươi hoặc sao khô để sử dụng lâu dài.

Tuy nhiên, người bệnh chỉ ăn rau ngải diệp tươi 1 – 2 lần/tuần, nếu dùng khô thì chỉ uống 3 – 5g và uống từng đợt, không nên quá lạm dụng.

Trong y học hiện đại

Hỗ trợ điều trị chứng liệt dương ở nam giới: Trên thực tế, đa số các bệnh về nam giới đa phần đêìu có các phương pháp điều trị chính xác và hiệu quả. Tuy nhiên, có một số người còn ngại ngùng khi khi đến gặp bác sĩ. Nhưng với trường hợp này hãy dùng ngải cứu để điều trị, tuy dược liệu không phải phải là Viagra tự nhiên. Nhưng nếu xét về khía cạnh khác, dược liệu có tác dụng cải thiện hormone tình dục và làm tăng ham muốn một cách tự nhiên.

Trong châm cứu: Việc sử dụng ngải diệp làm điếu ngải dùng cho máy cứu ngải giúp hỗ trợ các bệnh đau khớp, bệnh đau cơ, thoái hóa cột sống,…

Trong thực phẩm: Ngải diệp được dùng làm các món có tác dụng chữa bệnh, giảm đau do thấp khớp, giảm đau bụng, hỗ trợ an thai, tăng cường tuần hoàn máu não,… Ngoài ra, nước ngải diệp còn có tác dụng trị ho, cảm cúm, điều hòa kinh nguyệt, đau đầu, đau họng,…

Trong trị liệu massage: Dùng ngải diệp làm tinh dầu có tác dụng làm giảm nhức mỏi khớp, giảm đau mỏi chân tay, tăng cường lưu thông khí huyết,…

Trong làm đẹp: Dùng lá ngải diệp tươi đắp mặt sẽ giúp trọ mẩn ngứa, mụn nhọt.

Tác dụng cầm máu: Với thí nghiệm thực tế trên chuột nhắt, nếu chích nước ngâm kiệt ngải diệp vào ổ bụng hoặc tĩnh mạch của chuột có tác dụng làm giảm thẩm thấu của mao mạch. Nếu cho thỏ uống sẽ có tác dụng làm rút ngắn thời gian đông máu.

Tác dụng giảm ho: Theo thì nghiệm thực tế trên chuột, chuột lang, mèo nếu chích vào ổ bụng hoặc thụt vào dạ dày sẽ có tác dụng giảm ho hiệu quả.

Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc từ dược liệu có tác dụng ức chế trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn lỵ Sonner, phế song cầu khuẩn, tụ cầu vàng, phó thương hàn,… Và nhiều loại nấm gây bệnh khác.

Tác dụng hạ cơn suyễn: Trên thí nghiệm chuột lang, nếu bơm tinh dầu ngải cứu vào dạ dày, phun sương hoặc chính bắp đều có tác dụng làm giảm cơ trơn khí quản. Dược liệu có tác dụng đối kháng với histamin và acetylcholin làm cơ thắt cơ trơn khí quản.

Công dụng và liều dùng

Ngải diệp có tác dụng gì?

  • Giúp an thai
  • Chữa suy nhược cơ thể, ăm không ngon miệng, kém ăn
  • Chữa hoa mắt, đau đầu, đau thần kinh tọa, đau buốt xương khớp
  • Chữa cảm cúm, đau cổ họng, ho
  • Điều trị rong kinh hoặc kinh nguyệt ra không đều
  • Điều trị mẩn ngứa, rôm sảy, ghẻ lở
  • Giúp bổ não, sáng mắt, tỉnh táo
  • Hỗ trợ cầm máu hiệu quả
  • Giúp bổ máu, lưu thông máu
  • Hỗ trợ giảm mỡ bụng
  • Giúp đẹp da
  • Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Điều trị chứng đại tiện ra máu

Những bài thuốc chữa bệnh từ ngải diệp

Giúp giảm mỡ bụng

Lấy một bó ngải cứu to rang cùng với 1kg muối cho đến khi ngải mùi. Sau đó cho vào chiếc túi nhỏ chườm lên bụng ngày 2 lần. Cách này có tác dụng làm mềm và tan mỡ cơ bụng, ngăn ngừa táo bón, giữ ấm, ngăn ngừa các bệnh phụ khoa và đau lưng sau mang thai.

Điều trị cảm cúm, ho, đau họng, đau đầu, đau dây thần kinh

Lấy 300g ngải cứu và 100g lá bưởi (hoặc có thể thay bằng lá chanh hoặc lá quýt), 100g lá khuynh diệp. Đem tất cả dược liệu nấu với 2 lít nước đun trong 20 phút, rồi mang đi xông 15 phút. Hoặc có thể lấy 300g ngải cứu 100g tần dày lá, 100g lá tía tô và 50g lá sả đun với nửa lít nước. Uống thay nước mỗi ngày, uống liên tục trong 5 ngày.

Điều trị rối loạn kinh nguyệt và chữa đau bụng kinh

Trước khi có kinh 1 tuần, lấy 6 – 12g ngải diệp sắc nước uống hoặc nấu uống như trà. Hoặc có thể uống dưới dạng bột 5 – 10g hoặc dạng cao đặc 1 –  4g. Nếu kinh nguyệt không đều thì từ ngày bắt đầu hành kinh cho đến khi hết kinh dùng 10g ngải diệp khô sắc với 200ml nước đến khi cô lại còn 1 nửa, chia làm 2 lần uống trong ngày. Hoặc có thể uống liều gấp đôi, sau 1 – 2 ngày sẽ có hiệu quả, người đỡ mệt, kinh đỏ thì uống ít lại.

Giúp an thai

Nếu người đang mang thai thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu thì lấy 16g ngải diệp và 16g lá tía tô đem sắc với 60ml nước lọc, đun đến khi còn 100ml thì ngưng, chia ra uống 3 – 4 lần trong ngày.

Trị mụn cơm, mụn cóc

Đem ngải diệp tươi giã nhỏ rồi đắp trực tiếp lên mụn thịt hoặc mụn cóc hàng ngày. Kiên trì thực hiện liên tục 3 – 10 ngày sẽ thấy hiệu quả.

Chữa bong gân

Lấy lá ngải cứu tươi giã dập hoặc dùng ngải cứu khô đem tẩm rượu rồi bó vào vị trí đau. Ngày đắp 1 lần, nếu chỗ đau có biểu hiện sưng tấy, đau thì đắp 2 lần/ngày. Có thể thay thế bằng rượu giấm có tác dụng như nhau.

Lưu ý khi sử dụng trắc bách diệp

Vì ngải diệp có tính dược lý cao nên cũng có gây ra nhiều tác dụng phụ. Do đó, nếu làm dụng dùng ngải diệp quá nhiều sẽ gây ra ngộ độc, thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức dẫn tới co giật hoặc tay chân run giật cục bộ. Sau vài lần có thể dẫn tới nói sàm, co cứng, thậm chí gây tổn thương ở tế bào não, tê liệt,…

Đối với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu không được dùng bất cứ món ăn hay vị thuốc nào có ngải cứu.

Người bị rối loạn đường ruột do ngải diệp có tính năng lợi tiểu, giúp tiểu nhiều nên khi đường ruột bọ tổn thương mà dùng ngải diệp sẽ khó kiểm soát quá trình điều trị bệnh đường ruột

Tinh dầu của dược liệu tuy tốt cho sức khỏe nhưng có hại cho thận, gan và các quá trình trao đổi chất phức tạp.

Nếu cơ thể có mẫn cảm hoặc dị ứng với các thành phần nào trong ngải diệp tuyệt đối không dùng.

4.6/5 - (17 bình chọn)
share via zalo

40 thoughts on “Ngải diệp có tác dụng gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.