Loãng xương là tình trạng xương bị mất đi một số thành phần dinh dưỡng khiến xương không còn dày đặc và mạnh mẽ được như trước. Bất cứ ai cũng có thể bị loãng xương nhưng những người cao tuổi là dễ mắc bệnh nhất do sức khỏe và khả năng miễn dịch kém đi, Cũng như tổng thời gian lao động cao hơn những đối tượng khác. Vậy loãng xương là gì? Loãng xương gây bất tiện như thế nào đối với cuộc sống.Hãy cùng gia công thực phẩm chức năng Vietffp tìm hiểu về bệnh loãng xương qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính của bài viết:
Loãng xương là gì?
Xương là một mô sống chứa 30% chất hữu cơ và 70% chất vô cơ như phosphat và muối canxi. Xương có độ khoáng cao nhưng luôn đổi mới thành phần các chất. Trong cơ thể luôn có hiện tượng hủy và tạo xương ở mọi thời điểm kể cả khi tuổi đã cao. Các tính chất hình thái của sương sẽ tùy thuộc vào hoạt động cơ, tuổi tác, ảnh hưởng của nội tiết tố, điều kiện dinh dưỡng.

Loãng xương hay còn được gọi là xốp xương hoặc bệnh giòn xương là tình trạng mật độ các chất trong xương giảm dần khiến xương mỏng hơn dễ trở nên giòn và xốp hơn, dễ tổn thương khi có sự tác động từ bên ngoài. Phần lớn người cao tuổi rất dễ xảy ra vấn đề này khiến xương khớp dễ dàng bị nứt, gãy và thậm chí gặp nhiều khó khăn trong việc phục hồi. Đồng thời, có một số trường hợp cần phải có sự can thiệp biện pháp phẫu thuật gây nhiều tốn kém. Việc gãy xương xảy ra thường xuyên nhất là ở cổ tay, xương hông và cột sống nhưng bất kỳ vị trí xương nào cũng đều bị ảnh hưởng. Xương khi bị gãy rất khó có thể lành lại thậm chí là không lành lại được đặc biệt là nếu xảy ra ở hông.
Thông thường, xương đùi, xương cột sống, xương cổ tay có tỷ lệ loãng xương nhanh hơn các bộ phận khác. Các chuyên gia cho rằng nếu tuổi tác càng lớn thì quá trình chuyển hóa xương sẽ gặp nhiều tác nhân tiêu cực gây rối loạn và dẫn đến việc xương bị suy yếu.
Đối với những đối tượng đối diện với tình trạng loãng xương thường sẽ có cảm giác đau nhức, gãy nứt khi té ngã mặc dù là ngã rất nhẹ, dễ bị tổn thương. Ngoài ra, còn có một số người còn có hiện tượng đau lưng, cân nặng suy giảm, không thể thẳng người khi đi đứng, còn lưng,… Theo kết quả thống kê của WHO, phụ nữ châu Á chiếm tỉ lệ loãng xương ở mức rất cao, thậm chí có nhiều trường hợp mật độ xương ở mức thấp hơn nhiều so với trung bình. Ngoài nguyên nhân tuổi tác gây ra còn có rất nhiều nguyên nhân tác động dẫn đến tình trạng này. Do đó, nên nhận biết sớm các dấu hiệu điển hình và tiến hành điều trị sớm nhằm làm chậm quá trình lão hóa xương khớp.
Tình trạng loãng xương có thường gặp hay không?
Ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 1,3 triệu trường hợp gyax xương do loãng xương. Theo thống kê cho thấy cứ 3 người phụ nữ thì sẽ có 1 phụ nữ bị loãng xương ảnh hưởng tới cột sống.
Ở Pháp, cứ trên 1 triệu người phụ nữ bị loãng xương thì có đến 55.000 ca gãy cổ xương đùi.
Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Bộ Y Tế cho thấy có đến 3 triệu người mắc bệnh loãng xương và 170 ngàn người trong số đó bị gãy xương do loãng xương.
Đa số phụ nữ Việt Nam mắc bệnh loãng xương cao hơn nam giới. Do điều kiện sức khỏe và điều kiện sống chưa được quan tâm đầy đủ và đặc điểm chung của phụ nữ Việt Nam thấp bé, nhẹ cân mà tỉ lệ loãng xương thì tỉ lệ nghịch với Cân nặng, chiều cao và chỉ số khối cơ thể BMI.
Hiện nay chi phí điều trị loãng xương lớn nhất là chi phí dành cho chữa trị xẹp lún đốt sống và gãy xương. Chi phí điều trị này tương đương với phí điều trị đột quỵ và nhồi máu cơ tim, bệnh ngày càng có xu hướng gia tăng trở thành gánh nặng cho y tế cộng đồng.
Những triệu chứng loãng xương thường gặp
Bệnh loãng xương thường không có triệu chứng rõ ràng, mà chỉ biểu hiện khi bắt đầu có những biến chứng cụ thể như:
- Xuất hiện những cơn đau nhức xương khớp dữ dôi, mà đặc biệt là đau lưng cấp và mãn tính
- Cột sống bị biến dạng với những biểu hiện như gù lưng, các đốt sống có thể bị gãy, cột sống bị vẹo gây giảm chiều cao
- Bệnh làm ảnh hưởng trực tiếp đến các thân đốt sống và lồng ngực. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể khiến người bệnh bị khó thở, đau ngực,…
- Một trong những triệu chứng nghiêm trọng mà loãng xương gây ra đó là dễ bị gãy xương khi gặp các chấn thương nhẹ. Những triệu chứng này thường phổ biến tại cổ xương đùi, đốt sống, tại đầu dưới của xương quay,…
- Những vùng xương chịu áp lực của cơ thể sẽ có biểu hiện đau nhức rõ ràng. Các cơn đau thường kéo dài, đau dai dẳng, lặp đi lặp lại nhiều lần mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Khi mang vác vật nặng sẽ xuất hiện các cơn đau dữ dội.
- Ngoài ra, loãng xương còn xuất hiện các biểu hiện khác như thoái hóa khớp, khóa khăn trong việc đi lại cúi hoặc gập người, giãn tĩnh mạch, cao huyết áp,…
Nếu bản thân xuất hiện những biểu hiện trên nên đến bệnh viện kiểm tra để có phương pháp điều trị kịp thời
Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây nên. Đồng thời có những yếu tố có thể thay đổi được thậm chí có những yếu tố không thể thay đổi được.
Những yếu tố có thể thay đổi được:
- Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ mãn kinh (mãn kinh trước 45 tuổi)
- Tuổi tác: Tuổi càng cao nguy cơ loãng xương càng cao
- Kích thước cơ thể: Phụ nữ nhỏ con và gầy yếu có nguy cơ loãng xương cao
- Những người đã từng bị gãy xương hoặc trong gia đình từng có người có tiền sử loãng xương hoặc gãy xương hông
- Có các bệnh đi kèm như viêm khớp dạng thấp. hội chứng cushing, bệnh thận, bệnh nội tiết.
- Chủng người châu Á hoặc người da trắng
Những yếu tố có nguy cơ thay đổi:
- Nội tiết tố giới tính: Ở phụ nữ khi kinh nguyệt không đều hoặc đang thời kỳ mãn kinh có thể gây ra bệnh loãng xương do nồng độ estrogen thấp
- Chán ăn tâm thần là do chứng rối loạn ăn uống hàng ngày
- Ăn ít hoặc thiếu vitamin D hoặc thiếu canxi
- Mức độ hoạt động: Nghỉ ngơi nhiều tại giường lâu ngày hoặc ít tập thể dục có thể gây yếu xương
- Hút thuốc và uống nhiều rượu bia: Thuốc rất có hại cho phổi và tim, ngoài ra nếu uống quá nhiều rượu có thể làm xương yếu đi và dễ gãy
Phương pháp chẩn đoán bệnh
Các phương pháp chẩn đoán bệnh loãng xương gồm:
- Phương pháp nghiệm pháp đánh giá mật độ xương: Bằng cách chụp X-quang để đo mật độ xương ở vùng cổ tay, vùng cổ, xương đùi, cột sống vùng thắt lưng. Phương pháp DEXA (hay chụp X-quang hấp thụ năng lượng kép là phương pháp phổ biến nhất, nghiệm pháp này không gây đau đớn mà chỉ mất thời gian tầm vài phút để cho bết lượng xương bị mất
- Xét nghiệm máu và nước tiểu: Phương pháp này giúp kiểm tra lượng nội tiết tố và tìm kiếm những nguy cơ làm tăng sự mất xương nhu thiếu hụt các lọa khoáng chất hoặc các chất vitamin trong cơ thể.
- Sinh thiết xương: Được chỉ định trong tất cả các bệnh chuyển hóa xương, lõng xương không rõ bản chất hoặc loãng xương có gãy đốt sống. Nếu bệnh loãng xương điều trị không hiệu quả có thể kiểm tra lại bằng phương pháp này
- Ngoài ra còn có thể áp dụng các phương pháp sau để chẩn đoán tình trạng loãng xương như chỉ định đo MĐKCX hoặc đo mật độ khoáng của xương
Các phương pháp điều trị loãng xương
Để làm giảm nguy cơ loãng xương có thể thay đổi lối sống sẽ được thay đổi phần nào. Ngoài ra nên:
- Cần cung cấp lượng calci cho cơ thể theo đúng mức độ cần thiết, không cung cấp quá dư thừa. Ở độ tuổi 1 -70 tuổi bổ sung 600 IU (đơn vị quốc tế)hàm lượng vitamin D mỗi ngày và 800 UI mỗi ngày đối với độ tuổi 71 tuổi trở lên.
- Duy trì cân nặng vừa phải không quá gầy cũng không quá mập
- Hạn chế những thức uống có cồn, nước uống có ga, cà phê, không hút thuốc lá
- Hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng có nguy cơ gây giảm mật độ xương và về lợi ích, rủi ro về liệu pháp thay thế estrogen, nếu người bệnh đã cắt bỏ buồng trứng hoặc đang trong thời kỳ mãn kinh
- Người mắc bệnh loãng xương nên thay đổi chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt hợp lý đồng thời bổ sung các loại thuốc điều trị loãng xương phù hợp
- Giảm nguy cơ té ngã
- Tập thể dục là một phần hỗ trợ điều trị trong quá trình loãng xương, tập thể dục nhiều không chỉ giúp xương khỏe mạnh mà còn giúp sức khỏe tốt hơn tăng sức mạnh cơ bắp. Tuy nhiên, trong quá trình tập hạn chế vận động mạnh vì có thẻ dẫn đến gãy xương
công ty có thể làm ở những dạng viên nào
tôi muốn gia công
toi muon tim hiểu them
tôi muốn gia công thuốc giảm cân
tư vấn cho tôi
tôi muốn gia công thực phẩm chức năng
bài viết hay
cần tư vấn
cần tư vấn ạ
thông tin chi tiết, dễ tham khảo
tôi muốn gia công thực phẩm chức năng
tư vấn thêm, ib ạ
tôi muốn gia công thực phẩm chức năng. liên hệ tôi
tư vấn chi tiết, ib ạ
tư vấn chi tiết, ib ạ
tư vấn cho tôi chi tiết gia công, tôi muốn gia công thực phẩm chức năng
tư vấn cho tôi, tôi muốn gia công tpcn
cần tư vấn thêm ạ
tư vấn chi tiết, ib thêm
cần tư vấn thêm, ib ạ
thông tin chi tiết, dễ tham khảo
cần tư vấn chi tiết
cần tư vấn thêm, ib nhé
tư vấn chi tiết, tôi muốn gia công tpcn
tư vấn chi tiết gia công
Mình cần làm sp dạng túi bột hỗ trợ loãng xương
Em cần tư vấn
Tư vấn thêm cho tôi nhé
Tôi cần gia công sp thực phẩm chức năng
Tôi cần gia công viên uống canxi dành cho trẻ và người lớn
Tư vấn cho tôi nhé
Mình cần tư vấn gia công thực phẩm chức năng
Tư vấn cho mình ạ
Mình cần gia công viên uống canxi
Tôi cần gia công
Mình cần tư vấn
Tư vấn cho mình nhé
Tôi có nhu cầu gia công
Mình cần tư vấn