Ký sinh trùng là bệnh lý ít gặp, nhưng ai cũng có thể bị nhiễm. Có một số loại không gây nguy hiểm, nhưng số ít khi đi vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Do đó, để có cái nhìn tổng quan hơn về căn bệnh này, các bạn hãy cùng Vietffp khám phá chi tiết dưới đây.
Nội dung chính của bài viết:
1. Ký sinh trùng là gì?
Ký sinh trùng là những sinh vật sinh sống nhờ vào vật chủ hoặc sống nhờ vào sinh vật sống khác mới có thể tồn tại và phát triển bằng cách chiếm sinh chất của vật chủ. Vật chủ ở đây có thể là thực vật, động vật hay con người.
2. Các loại ký sinh trùng thường gặp
Tùy theo hình thức ký sinh mà chia ra các loại khác nhau như:
- Nội ký sinh và ngoại ký sinh: Trong đó, nội ký sinh có thể kể đến như sán lá gan, sán dây. Còn ngoại ký sinh như tiết túc…
- Ký sinh hoàn toàn hoặc ký sinh không hoàn toàn: Trong đó, ký sinh hoàn toàn điển hình có một số con như giun móc, giun đũa, giun tóc . Còn ký sinh không hoàn toàn như muỗi,…
3. Triệu chứng khi bị nhiễm ký sinh trùng
Dưới đây là những dấu hiệu điển hình có thể do nhiễm ký sinh trùng gây ra. Đó là:
- Tiêu hóa kém: Do ký sinh trùng ở đường ruột gây tổn thương, thậm chí là chất thải của chúng cũng gây nên các triệu chứng như nôn, đầy hơi, khó chịu…
- Các bệnh về da: Với các biểu hiện như phát ban, dị ứng, nổi chàm hay có những tổn thương dạng lan tỏa.
- Mệt mỏi: Đây là dấu hiệu điển hình khi người bệnh nhiễm ký sinh trùng với số lượng lớn. Khi đó, chúng sẽ lấy hết dinh dưỡng mà cơ thể nạp vào, gây nên tình trạng mệt mỏi, uể oải, chân tay không muốn hoạt động.
- Ngứa hậu môn: Đây là triệu chứng điển hình của nhiễm giun kim.
- Thiếu máu: Một số loại ký sinh trùng khi di chuyển làm tổn thương các cơ quan trong cơ thể, gây nên tình trạng chảy máu. Nếu kéo dài sẽ làm cho cơ thể mất máu trong thời gian dài, dẫn đến thiếu máu.
- Luôn thèm ăn: Khi cơ thể tự dưng thay đổi thói quen ăn uống trong thời gian ngắn hoặc lúc nào cũng cảm thấy thèm ăn thì rất có thể đã bị nhiễm bệnh.
- Thay đổi tính nết: Những người nhiễm ký sinh trùng rất có thể bị thay đổi tâm trạng và lúc nào cũng có cảm giác bất an, lo lắng…

4. Nguyên nhân gây bệnh ký sinh trùng
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh ký sinh trùng, nhưng chúng chủ yếu xâm nhập qua cơ thể người bằng đường miệng và xâm nhập qua da hay vết thương hở. Trong đó, các nguyên nhân chính thường là:
- Do con người sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh.
- Sử dụng các loại thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc, các loại thực phẩm tái sống và chưa được nấu chín kỹ.
- Quan hệ tình dục không lành mạnh.
- Do tiếp xúc trực tiếp với động vật nuôi.
- Cơ thể con người có thể nhiễm bệnh thông qua quá trình sinh hoạt hàng ngày trong môi trường bị ô nhiễm, không giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ…
- Trường hợp cầm, nắm những đồ vật có nhiễm ký sinh trùng từ trước mà không vệ sinh tay sạch sẽ cũng rất dễ xảy ra tình trạng nhiễm bệnh.
5. Các biện pháp tránh lây nhiễm ký sinh trùng
Trong số các biện pháp phòng tránh lây nhiễm ký sinh trùng thì nâng cao sức khỏe và sức đề kháng là cách hiệu quả hơn cả. Do đó, các bạn có thể áp dụng theo một số hướng dẫn đơn giản sau:
Xây dựng lối sống lành mạnh
Những người có thói quen thiếu khoa học như thường xuyên làm việc căng thẳng, hút thuốc lá, uống bia rượu… sẽ khiến cho sức đề kháng của cơ thể giảm sút. Vì vậy, chúng ta cần xây dựng lối sống lành mạnh để phòng chống nhiễm ký sinh trùng nhằm cải thiện chức năng của hệ miễn dịch.
Giữ gìn môi trường sống và vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Một số biện pháp quan trọng để giữ gìn vệ sinh cá nhân và phòng tránh lây nhiễm hiệu quả như:
- Nên ăn những thực phẩm có nguồn gốc đảm bảo và được chế biến chín kỹ. Đồng thời, hạn chế ăn hàng quán, đặc biệt là những nơi ẩm thấp, mất vệ sinh.
- Thường xuyên rửa tay và vệ sinh cá nhân sạch sẽ bằng xà phòng, nhất là sau khi đi vệ sinh và trước mỗi bữa ăn.
- Không uống nước mưa hay nước không đảm bảo vệ sinh mà chỉ nên uống nước đã được đun sôi bởi ký sinh trùng bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao.
- Định kỳ 6 tháng/ lần tẩy giun cho cả gia đình.
- Định kỳ vệ sinh sạch sẽ nhà ở, môi trường sống. Thường xuyên giặt giũ chăn màn, giường chiếu, khăn tắm.
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
Những người có thói quen luyện tập các bài thể dục điều độ, vừa sức vừa có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Hoạt động này còn có thể giảm nguy cơ nhiễm bệnh bởi chúng tác động lên hệ vi sinh vật trong đường ruột, giúp cho đường ruột khỏe mạnh hơn.

Cải thiện chế độ ăn
Để hạn chế nhiễm ký sinh trùng và nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chúng ta nên duy trì thói quen ăn uống lành mạnh. Cụ thể như sau:
- Hạn chế thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ và nhiều đường.
- Không ăn các loại thức ăn chưa được nấu chín như: Tiết canh, gỏi hải sản tươi sống…
- Tăng cường các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và hệ miễn dịch như: Các loại quả mọng, cà chua, khoai lang, giấm táo, tỏi,…
Trên đây là những thông tin liên quan đến ký sinh trùng cũng như các biện pháp phòng tránh hiệu quả. Hy vọng những chia sẻ của Vietffp sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về căn bệnh này để tự bảo vệ mình và gia đình.
tư vấn cho tôi, tôi muốn gia công
tư vấn ạ
tôi muốn gia công thực phẩm chức năng
Tôi cần tư vấn thực phẩm chức năng
Bài viết rất hay, đầy đủ, chi tiết, dễ hiểu
Tư vấn giúp mình ạ
Mình cần tư vấn gia công
tư vấn cho mình nhé
Mình cần tư vấn
Mình cần tư vấn
Tư vấn cho mình nhé
Mình cần tư vấn