Cẩu tích có tác dụng gì? Cẩu tích là một loại dược liệu quý với khá nhiều công dụng hữu ích, thường được dùng để chữa trị các bệnh về xương khớp, đau lưng, đau thần kinh tọa. Vây cẩu tích là gì? Công dụng của củ tích trong chữa bệnh? Ngoài những công dụng trên còn có công dụng nào khác không hãy cùng gia công thực phẩm chức năng VIETFFP tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

CẨU TÍCH LÀ GÌ?

  • Cẩu tích hay còn gọi là Lông cu li, là một loại Dương xỉ mộc trong họ Dương xỉ vỏ trai (Dicksoniaceae)  
  • Có dang pháp: Cibotium barometz
  • Ý nghĩa cái tên Cẩu tích có ngãi là xương sống chó, là do có vẻ ngoài giống xương sống chó.
  • Bên ngoài được bao phủ bởi một lớp lông màu vàng nên cũng thường gọi với tên Kim mao Cẩu tích.

Hình ảnh cẩu tích

Cẩu tích có tác dụng gì?

MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM CẨU TÍCH

Thân, rễ cây cẩu tích

  • Thân và rễ Cẩu tích khỏe, nhiều lông.
  • Cây cẩu tích khi trưởng thành có khi cao tới 2,5- 3m, phủ lớp lông mềm có màu vàng nâu trông rất giống con Culi.

Lá cây cẩu tích

  • Cẩu tích có lá kép 3 lần lông chim, hình lược to gồm nhiều lá xếp sát vào nhau. 
  • Mặt trên của lá có màu xanh lục, sẫm màu, mặt dưới của lá nhạt hơn. Cuống lá có màu nâu dạng kép, to, rắn chắc và cũng có nhiều lông mềm.

Ổ túi bào tử

  • Ổ túi của Cẩu tích có 1 hay 2, có khi 3 hay 4 ở về mỗi bên của gân giữa bậc 3, ổ túi nằm ẩn sâu phía bên trong. Các túi có màu nâu nâu, cái ở ngoài hình cầu, cái ở trong hẹp hơn, thuôn và hai môi không đều. 

Túi bảo tử

  • Đối với cây Cẩu tích thì cơ quan sinh sản của cây chính là túi bào tử có vòng cơ giới đầy đủ, hơi nghiêng có xu hướng mở theo đường bên và túi bào tử mang theo các bào tử ở mặt dưới của lá cây. 
  • Túi bào tử thì được xếp đều ở hai bên theo gân giữa, màu đen hơi xám hoặc sáng, có hình tam giác hoặc dạng hơi tròn, sần sùi và có cánh. 

BỘ PHẬN DÙNG CỦA CẨU TÍCH

  • Bộ phận dùng chính của Cẩu tích là thân rễ

PHÂN BỐ CỦA CẨU TÍCH

  • Cây được phân bố rất rộng rãi ở ven rừng phục hồi sau nương rẫy hoặc nơi đất ẩm gần bờ khe suối, rừng núi hoặc trên các tràng cây bụi.
  • Ở Việt Nam thì Cẩu tích tập trung chủ yếu chính như vùng Tây Bắc như: Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lâm Đồng, Lào Cai, Thanh Hóa, Hà Giang, Lai Châu…

THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

  • Bộ phận rễ có thể thu hoạch hằng năm. Thời điểm thích hợp để đạt được chất lượng thu hoạch tốt nhất là vào mùa thu và mùa đông.
  • Dược liệu sau khi thu hoạch v đem cạo sạch lông vàng để riêng rồi cắt bỏ cuống lá và rễ con, sau đó rửa sạch, thái phiến, đem phơi hoặc là sấy khô, khi dùng Cẩu tích có thể tẩm thuốc với rượu trong 1 đêm rồi sao vàng.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CẨU TÍCH

Trong than rể của Cẩu tích có chứa thành phần:

  • Tinh bột
  • Chất tanin 
  • Chất Alkaloid tục đoạn 
  • Chất Aspidinol
  • Chứa vitamin E và cả Tinh dầu( trong thân cây),..

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ – Cẩu tích có tác dụng gì?

Trong đông y cẩu tích có tác dụng gì?

  • Cẩu tích có vị ngọt, hơi đắng và cay, tính ôn
  • Thân cây Cẩu Tích có công dụng giúp mạnh gân xương, trừ phong thấp, chủ trị khí hư, tiểu tiện nhiều lần, bổ can thận, thận hư yếu, đau lưng mỏi gối.
  • Theo kinh nghiệm của người xưa thì rễ của cây Cẩu tích còn được dùng để đắp lên vết thương hở giúp cầm máu.

Trong y học hiện đại cẩu tích có tác dụng gì?

  • Có tác dụng bổ thận, điều trị chứng phong tê thấp và đặc biệt là giúp cầm máu rất hiệu quả.
Công dụng của cẩu tích đối trong chữa bệnh

NHỮNG BÀI THUỐC CÓ TÁC DỤNG CHỮA BỆNH TỪ CẨU TÍCH

Bài thuốc chuyên trị phong tê thấp:

  • Cẩu tích 15 gram + Cốt toái bổ 15 gram + Đương quy 10 gram + Tục đoạn 10 gram + Xuyên khung 5 gram + Bạch chỉ 5 gram. Lấy tất cả các dược liệu đã chuẩn bị sắc với 1 lít nước đến khi gần cạn còn 500ml thì có thể dùng được. Chia liều thành nhiều lần trong một ngày.

Chữa phong thấp hoặc chân tay tê đau do hàn thấp:

  • Tỳ giải, chế ô đầu mỗi vị 12gram, Cẩu tích 16gram, tô mộc 8gram. Lấy các vị tán bột làm thành viên hoàn, mỗi lần dùng 6 – 8gram, ngày dùng 2 lần hoặc có thể dùng sắc uống.

Điều trị chứng chân cẳng đau do phong thấp, can thận hư suy

  • Chuẩn bị các vị sau: Hoàng kỳ, đan sâm và Cẩu tích mỗi vị 30gram, phòng phong 15gram, đương quy 25gram, rượu 1 lít.
  • Sau đem ngâm các vị với rượu trong vòng 1 tuần rồi dùng rượu uống hằng ngày

Điều trị đau gối mỏi do thận can hư

  • Chuẩn bị các vị sau: Đỗ trọng 10 – 12gram, Cẩu tích 10gram và Sa uyển tử 12 – 15gram.
  • Lấy các dược liệu trên sắc với nước uống, ngày dùng 1 thang.

KHI SỬ DỤNG CẨU TÍCH CẦN LƯU Ý

  • Nhũng bệnh nhân thận hư nhiệt, nước tiểu vàng không nên sử dụng loại này
  • Trước khi sử dụng phải tham khảo qua ý kiến của các thầy thuốc rồi mới dùng.

28 thoughts on “Cẩu tích có tác dụng gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Exit mobile version